Giải pháp chống mòn cho lô cán trong sản xuất viên nén gỗ.

Viên nén gỗ là gì?

Gỗ dăm, mùn cưa... sau khi được nén lại ta thu được dạng viên nén. Hiện tại viên nén đang là xu thế sử dụng nguyên liệu đốt sạch và thân thiện với môi trường. Giống như củi cây, khi cháy chúng không sinh ra khí độc có hại.

Gỗ sau khi được văm nhỏ sẽ được ủ và sấy theo dây chuyền rồi đưa vào máy ép viên thành phẩm.
Trong suốt quá trình sản xuất sẽ sinh ra nhiệt lượng do ma sát giữa khuôn nén và lô nén, dần dần phần lô nén sẽ bị mòn, điều này gây ra giảm hiệu suất sản xuất, mất thời gian bảo trì mỗi lần thay lô cán.


Hình ảnh: Lô cán sau khi được phủ bột hợp kim.

Để xử lí vấn đề mài mòn này, công ty chúng tôi đã dùng biện pháp phủ bột hợp kim lên bề mặt lô cán, đảm bảo khả năng chịu mài mòn và cứng vững bề mặt.

Các biện pháp xử lý

Sử dụng que hàn chống mòn

Ví dụ: que hàn 718S

Que hàn chống mòn là biện pháp dễ thực hiện với chi phí thấp, điều quan trọng nhất quyết định đến chất lượng sản phẩm là tay nghề thợ hàn.

Bề mặt tạo bởi que hàn có độ cứng cao, ma sát lớn, khe rãnh lớn nên thời gian làm việc lâu dài.

Sử dụng máy hàn bột

Ví dụ: Plasma Master

Máy hàn bột ít được nhắc đến do số lượng máy ở Việt Nam hiện nay khá ít. Máy sử dụng công nghệ Plasma để đưa bột hợp kim (ví dụ Vonfram Cabit) vào mối hàn với kim loại thiêu kết thường được sử dụng là Niken (rẻ, khá tốt), Coban (tốt), Mangan...

Chất lượng của mối hàn phụ thuộc vật liệu nhiều hơn trình độ thợ hàn vì máy hàn này thường kết hợp CNC để di chuyển. Trình độ thợ hàn quyết định cả chất lượng và hình thức sản phẩm.

Bề mặt mối hàn sáng đẹp, khe rãnh ít, tuy nhiên thời gian làm việc rất lâu do chất lượng vật liệu hàn là dạng bột nên đạt được sự đồng đều lớn, hơn nữa, hàm lượng Vonfram Cacbit cao hơn rất nhiều so với các loại que hàn.



Liên hệ chúng tôi để được thử chất lượng  và phục hồi một cách nhanh nhất.

Xem thêm công nghệ phun phủ Laser Cladding- công nghệ tiên tiến nhất hiện nay tại:

Nhận xét