Nguyên lý cơ bản của đắp cứng bề mặt



Nguyên lý cơ bản của đắp cứng bề mặt

Chi tiết máy làm việc trong điều kiện khắc nghiệt thường yêu cầu độ bền rất cao, độ cứng, chống mài mòn.... để chống lại tác động của các loại nguyên liệu, vật liệu trong quá trình chế tạo sản phẩm.

Tuy nhiên, nhược điểm của cứng chính là giòn, nó sẽ dẫn tới dễ vỡ.

Hầu hết các phương pháp chế tạo hiện nay, tôi cứng và đắp cứng đều đảm bảo độ bền bề mặt cao và lõi dai. Tuy nhiên, sự chênh lệch do nhiệt luyện giữa lớp vỏ và lõi chưa đủ lớn cho các loại chi tiết làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

Việc sử dụng hai lớp vật liệu sẽ giải quyết được vấn đề này, lớp ngoài cứng, bền còn lớp trong thì dai. Trong quá trình sử dụng vật liệu hai lớp, vấn đề của chính nó lại là độ bám dính vật liệu giữa hai lớp. Độ bám dính thấp sẽ làm bong lớp vật liệu ngoài, đó là vấn đề không thể tránh được.

Nâng cao độ thẩm thấu giữa hai lớp vật liệu sẽ tăng cường độ bám dính vật liệu. Đại khái là làm cho hai lớp vật liệu đó hòa lẫn vào nhau tại bề mặt tiếp xúc, sự hòa lẫn hiệu quả sẽ mang lại những ưu điểm của tất cả các phương pháp kể phía trên.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp đắp hai lớp vật liệu. Nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu các phương pháp đó. Ở đây chúng ta nghiên cứu chủ yếu các phương pháp hàn PTA và HVOF.

Xin vui lòng chia sẻ tại đây những đam mê của bạn!


Nhận xét