Kỹ thuật hàn gang- Que Hàn gang Philcast FeNi

1. Hàn gang- thông tin chung.

Gang là vật liệu khó hàn, nhưng vẫn có thể hàn được theo quy trình . Do có thành phần Cacbon từ 2-4%, nên gang rất cứng và giòn, nhạy cảm với nhiệt và không có tính dẻo. Chúng ta thường sửa chữa mối hàn gang, chứ ít khi dùng để hàn nối giữa 2 chi tiết gang.

2. Quy trình tuân thủ

Cách thực hiện:
Hàn nguội: Bắt đầu hàn đoạn ngắn từ 20-30mm tùy vào chiều dày vật hàn, sau đó đợi nguội xuống tầm dưới 100°C  rồi mới tiến hành hàn tiếp. Có thể áp dụng hàn phân đoạn hoặc tiến hành hàn đối xứng. Áp dụng cho mọi mối hàn kích thước khác nhau.
Hàn nóng:  Nung nóng vượt lên nhiệt độ chuyên biến pha 600-650°C và liên tục giữ nhiệt trong quá trình hàn. Sau khi hàn cần làm nguội chậm vật hàn (120°C/h) trong lò hoặc bằng cách bọc vỏ cách nhiệt. Chỉ áp dụng cho mối hàn với chi tiết nhỏ.
Que hàn- philcast FeNi.
Vật liệu hàn gang cần có độ biến dạng rất cao, nên thành phần Nikel trong đó là rất cao, có thể đến 90%, chúng ta có thể dùng que hàn Philcast- FeNi.
Nguồn hàn: AC/DC+
Thành phần: Ni Fe Mn 

3. Hàn gang và các lưu ý.

- Hầu như gang không có biến dạng dẻo. 
- Gang cứng và giòn, nên để hàn được gang phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình hàn về nhiệt cũng như vật liệu hàn phù hợp để tránh bị nứt mối hàn.
- Vì gang thường được đúc nên chúng đa dạng về mặt thành phần hóa học, tổ chức. Nên khi hàn khó có thể xác định chính xác chế độ hàn và chế độ gia nhiệt.
- Ở thể lỏng gang có tính chảy loãng cao, do đó gang khó hàn ở tư thế khác hàn sấp.

4. Hàn gang- Kinh nghiệm thực tế.

Vì gang có cấu trúc luyện kim xốp, nó hấp thụ dầu và chất lỏng nên ảnh hưởng đến khả năng hàn và do đó phải được loại bỏ trước khi hàn. Để đốt cháy các chất lỏng này, cần phải gia nhiệt. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, điều này là không thể, do hình dạng của đối tượng hoặc do giới hạn thời gian.
Cách thực hiện: 
     Sử dụng que hàn có đường kính nhỏ và dòng hàn nhỏ nhất có thể.     Nhiệt độ được giữ suốt quá trình hàn.
Đánh bóng bề mặt hàn bằng dụng cụ tròn trực tiếp sau khi hàn.


     Hàn đoạn ngắn từ 20-30mm, dựa trên chiều dày vật hàn
Hoặc khoan lỗ và bắt bulong dọc theo vết nứt, sau đó cắt đoạn bulong đi, để lại khoảng 5mm phần thân bulong, sau đó hàn dọc theo các đường bắt bulong.
Trong suốt quá trình hàn nên được cách li với môi trường xung quanh, tránh gió và giảm nhiệt đột ngột gây nứt vỡ.
Với những chi tiết có độ cứng vững cao nhưng có thể tiến hành nung nóng cục bộ thay vì nung nóng toàn bộ. Mục đích của nung nóng sơ bộ là tạo điều kiện cho kim loại mối hàn và vùng kim loại liền kề có tốc độ nung và làm nguội đồng đều, tránh hiện tựng nứt do ứng suất nhiệt.

Nhận xét